Manga có nhiều cách phân loại như: dựa vào đối tượng
đọc, thể loại, hình thức biểu hiện…vv.. Manga có nhiều thể loại, trải dài từ
Manga thiếu nhi có cốt truyện đơn giản đến những Manga triết lý và có chiều sâu
cho lứa tuổi lớn. Sau đây là một số cách phân loại manga tiêu biểu:
Phân loại theo đối tượng độc giả
Truyện tranh thiếu nhi:Đối tượng là học sinh Mẫu giáo và Tiểu học.
Cốt truyện đơn giản, hình minh họa bắt mắt như "Doraemon", ...
・Truyện tranh thiếu niên
Nam giới:Đối tượng là học sinh cấp
1- cấp 3 thường mô tả về nội dung chiến đấu, SF và thể thao như "Bảy viên
ngọc rồng" (Dragon Ball) và "Thám tử Conan"...
・Truyện tranh thiếu niên
Nữ giới:Đối tượng là nữ sinh cấp
1 tới cấp 3 thường là tác phẩm về tình yêu nam nữ, hình vẽ đẹp, mộng mơ, nhẹ
nhàng như "Thủy thủ mặt trăng" , "Mặt nạ thủy tinh" ...
・Truyện tranh thanh niên:Đối tượng là dành cho
nam từ học sinh cấp 3 tới U30-40, nhưng hiện tại lượng độc giả nữ cũng tăng dần.
Thường là những tác phẩm về vấn đề xã hội như "Space, "Golgo
13"...
・Truyện tranh cho nữ giới:Đối tượng là những phụ
nữ trên 20 tuổi. Thường là tác phẩm nói về gia đình, con cái, công việc,. Ví dụ
như "Saito-san", "We are all already dead"(Bokura wa Minna
Shindeiru)...
・Truyện tranh cho lứa tuổi
trưởng thành: Đối tượng là người đã đủ tuổi thành niên (ở Nhật là trên 18 tuổi),
thường miêu tả những cảnh tàn khốc, dã man hoặc về vấn đề giới tính như
"Tayu tayu", "Angle Guts"...
Phân loại dựa theo hình thái biểu hiện
・Comic:Câu chuyện được diễn ra
trong nhiều trang,táp
・Manga 1 trang:Câu chuyện hoàn chỉnh
trong 1 trang
・Manga 4 khung:Tiếp diễn diễn biến
toàn bộ câu chuyện trong 4 khung hình, thể hiện lần lượt trong từng khung hình
các giai đoạn giới thiệu, thân bài, kết luận
・Manga trong 1 khung:Triển khai nội dung
toàn câu truyện trong 1 khung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét