Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

BẠN CÓ BIẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA ANIME?

Khi nhắc về những kí ức tuổi thơ, chắc chắn chúng ta có thể tha hồ liệt kê ra những kỉ  niệm đẹp, những thứ gắn bó với tuổi con nít của mình. Cũng có những thứ đi cùng với chúng ta đến lúc trưởng thành. Có lẽ, một trong những thứ gắn bó đó chính là “Anime”. Hồi còn suốt ngày mong chờ từng tập truyện tranh “Doremon”, “Thám tử lừng danh Conan”, những tập phim hoạt hình “ 5 anh em siêu nhân” hay “Astro Boy”? Tất cả đều là niềm đam mê và yêu thích với Amine Nhật Bản. Nhưng chúng ta đã thực sự hiểu rõ về từ “Anime” chưa? Hôm nay Hinode du học sẽ cùng các bạn tìm hiểu lại thực sự “Anime” là gì nhé!
Đa số mọi người đều cho rằng từ “Anime” trong tiếng Nhật là phim hoạt hình. Vậy có đúng “Anime” chỉ mang nghĩa là phim hoạt hình?
“Anime” trong tiếng Nhật được viết là “アニメ” , chính là từ viết tắt của từ “Animation” trong tiếng Anh. Dù vậy, không có nghĩa “Anime” mang nghĩa "phim hoạt hình", bởi nghĩa của từ này phải được dựa theo cách người ta sử dụng nó.
Trong văn hóa Nhật Bản, việc mượn tiếng nước ngoài rồi rút gọn nó đi không phải là hiếm. Ngay cả từ "anime" cũng vậy, đó cũng không phải là một từ lâu đời cho lắm.



Từ đầu, chỉ có những người làm trong ngành sản xuất phim hoạt hình mới sử dụng từ “animation”, còn người bình thường không trong chuyên ngành, họ sử dụng từ “manga eiga” hay “manga movie”... để làm tên gọi cho hình ảnh vẽ như manga nhưng chuyển động được. Tuy nhiên, những từ này vẫn chưa được phổ biến, chúng không gọn và cũng không mang ý nghĩa như khán giả mong muốn.
Đến năm 1970 thì từ “Anime” mới bắt đầu được sử dụng tại Nhật Bản và cũng là thời điểm trào lưu Otaku bắt đầu phát triển và phổ biến như bây giờ. Tới khoảng năm 1980 thì từ “anime” đã được sử dụng một cách rộng rãi để nói về… “anime”.



Tại sao lại nói là nó dùng để chỉ “anime”? Vì thực tế lúc đó vẫn chưa có ai đưa ra được định nghĩa chính xác “anime” là gì. Cũng không có ai coi “anime” nghĩa là phim hoạt hình. Đơn giản vì  “anime” đã được sử dụng và phát sóng trong các phim hoạt hình đời đầu như “Astro Boy”. Các hình tượng nhân vật trong “anime” đều sở hữu đôi mắt to, tròn, long lanh. Kể từ đó, Anime đã được phổ biến và dùng để gọi những tựa phim hoạt hình đặc trưng của Nhật với nhân vật có đôi mắt to tròn, long lanh.
Đến bây giờ, khi nhắc đến “anime”, người ta cũng ngay lập tức nghĩ đến hình ảnh những nhân vật có đôi mắt to và ướt át. Đôi mắt to như vậy đã trở thành trào lưu, cũng như chuẩn mực của các anime ngày nay.



Ngoài ra, còn có một lý do khác cho việc sử dụng từ “anime” thay cho “manga eiga” hay “manga movie”… là để tạo sự khác biệt cho các bộ phim hoạt hình của Nhật Bản. “Anime” chính là một công cụ quảng bá văn hóa Nhật Bản tới cộng đồng quốc tế hiệu quả nhất. Hơn vậy, tại nhiều quốc gia, “anime” được giới trẻ vô cùng yêu thích và trở thành một văn hóa không thể thiếu. Chính vì vậy, ngành công nghiệp phim hoạt hình tại Nhật đã cố gắng sử dụng và phổ biến từ Anime một cách rộng rãi nhất có thể để mang về nguồn lợi lâu dài về thương hiệu.
Có thể coi rằng tuy từ “anime” không thực chất để chỉ phim hoạt hình Nhật Bản, nhưng nó cũng là một “thương hiệu riêng” mà các nhà sản xuất phim hoạt hình Nhật Bản đã khôn khéo tạo ra. Những thành công của “anime” luôn luôn được mọi người đón nhận và không bao giờ bị chối bỏ, hay hết thời. Tuổi thơ nối tiếp tuổi thơ, “anime” vẫn luôn là nơi để chúng ta nuôi dưỡng tâm hồn vừa phong phú, vừa giàu cảm xúc mà lại đẹp đẽ đến vô cùng.


Hãy chia sẻ với Hinode suy nghĩ của bạn về Anime nhé!  

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ MANGA VÀ ANIME NHẬT BẢN?

Không phải ngẫu nhiên Anime và Manga trở thành nét đặc trưng trong văn hóa và trở thành nền công nghiệp lớn ở Nhật Bản, được cả thế giới công nhận và yêu thích.Không chỉ hấp dẫn về cốt truyện, chất lượng hình ảnh và âm thanh mà còn bởi khối lượng kiến thức đa dạng và phong phú, hơn cả là tính nhân văn mà nó để lại. Chính vì thế, mà phần nội dung của manga/anime được đánh giá còn quan trọng hơn cả phần hình ảnh nên các họa sĩ phải đọc rất nhiều tư liệu để có thể tạo thành cốt truyện hoàn hảo nhất. Mỗi bộ manga hay tập phim họa hình Anime thường gắn với một chủ đề hoặc một nghề nghiệp cụ thể nên bạn đọc có thể thu thập được nhiều kiến thức chuyên môn từ manga/anime mộ cách dễ hiểu và sinh động hơn nhiều cách nghe giảng thụ động ở trường học.

Ví dụ các truyện tranh trinh thám như Conan hay Kindaichi cung cấp rất nhiều kiến thức chuyên ngành về khoa học và hình sự. Các bộ truyện của Adachi Mitsuru lại miêu tả rất chi tiết các kiến thức về thể thao như bóng chày, boxing hay bơi lội. “Bác sĩ quái dị” thì cung cấp cho người đọc nhiều thông tin y học bổ ích. Nói đúng ra thì truyện tranh không thể thay thế sách giáo khoa nhưng nó giúp cho những kiến thức chuyên môn gần gũi hơn và giúp người đọc có hứng thú hơn với việc tìm hiểu kiến thức.



 Anime/manga: Cách giáo dục đặc biệt
Đặc biệt, như một cách giáo dục ,Người Nhật dùng manga/anime để giúp thế hệ trẻ có thêm tình yêu đối với lịch sử và văn hóa Nhật Bản. “Rurouni Kenshin”, “Kaze Hikaru”, … giúp cho giới trẻ Nhật Bản quan tâm hơn đến những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước qua những câu chuyện dã sử sinh động, lý thú và hấp dẫn.
Những nhân vật được làm sinh động hơn thông qua Anime, ví dụ những người anh hùng được 2D hóa như Okita Souji, Date Masamune hay Sanada Yukimura cũng trở nên gần gũi. Bên cạnh đó manga/anime cũng giới thiệu những nét đẹp văn hóa đặc trưng của Nhật như ẩm thực (“Vua bếp Soma”), ninja (“Ninja Hattori”), võ thuật (“Teppi”, “Cậu bé giỏi võ”),… Tình yêu đất nước được xây dựng ngay từ tình yêu đối với văn hóa lịch sử của dân tộc. Với nền văn hóa đặc sắc và lịch sử tryền thống lâu đời, người Việt Nam ta hoàn toàn có thể học hỏi cách người Nhật nuôi dưỡng tình yêu văn hóa, lịch sử dân tộc của giới trẻ từ những trang truyện tranh (“Thần đồng Đất Việt” là một ví dụ tiêu biểu và tích cực).

Những thông điệp sâu sắc được truyền tải thông qua những câu chuyện thú vị!
Có rất nhiều bộ truyện manga và Anime đem đến những thông điệp sâu sắc qua cách thể hiện tự nhiên gần gũi mà không hề giáo điều hay cứng nhắc như những bài giảng đạo đức thông thường. Trong Doraemon, nhân vật chính Nobita là một cậu nhóc có tất cả các khuyết điểm của một đứa trẻ bình thường, thông qua những câu chuyện thú vị như việc Nobita vòi vĩnh bảo bối của Doraemon để giúp mình gian lận thi cử hay chơi trội với bè bạn , tác giả khiến các độc giả nhỏ tuổi tự biết phê phán những thói xấu của Nobita, bài học đạo đức cho trẻ nhỏ được trình bày một cách hài hước thú vị và dễ thấm.
Và còn rất nhiều những thông điệp sâu sắc khác được truyền tải rất nhẹ nhàng và cảm động thông qua manga/anime. Đó là bài học y đức của bác sĩ Black Jack, là bài học về tư cách một võ sĩ và một con người ngay thẳng của Rurouni Kenshin, là bài học về tình anh em sâu sắc của Katchan và Tatchan (Touch), là bài học về tình yêu thiên nhiên và môi trường trong Mononoke-hime, là bài học về tình yêu và sự trưởng thành trong Only Yesterday, … Những bài học ấy sẽ giúp giới trẻ hoàn thiện nhân cách và trở thành những người tốt, trở nên có ích và biết hy sinh vì người khác và thêm yêu cuộc sống hơn.
Anime và manga : Bệ phóng cho trí tưởng tượng và ước mơ
Nhiều cầu thủ Nhật Bản nổi danh ở Âu Châu như Nakata Hidetoshi đã bật mí rằng: tình yêu bóng đá của họ xuất phát từ bộ truyện tranh “Captain Tsubasa”. Nhiều bộ Manga hay phim hoạt hình Anime khác cũng là cảm hứng cho các cô cậu bé tuổi teen định hướng tương lai của mình hoặc phát huy được trí tưởng tượng của chúng. Những nhân vật truyện tranh sở hữu đam mê và nhiệt huyết và đạt được thành công bằng chính nỗ lực của bản thân là hình tượng để giới trẻ tự tin lựa chọn con đường phía trước và đi lên bằng chính đôi chân của mình.

Bên cạnh đó ,Anime/manga còn mang lại những hình ảnh mà cuộc sống thực tế không mang lại, khiến cho trí tưởng tượng của người đọc thêm bay bổng, tăng thêm sức sáng tạo cả về tư duy hình tượng lẫn tư duy khoa học. Ví dụ những bảo bối thần kỳ cho Doraemon chính là nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học của thế giới tương lai và khoa học viễn tưởng phát triển.
Những điều cần lưu ý
 Manga/anime là những tác phẩm dành cho các đối tượng thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau nên chúng ta cần cân nhắc chọn những tác phẩm phù hợp với lứa tuổi của mình. Và các vị phụ huynh cũng nên cẩn thận trước một số tác phẩm manga/anime phục vụ cho một nhóm đối tượng nhất định (mà thường bị xã hội coi là bệnh hoạn, biến thái)và kiểm soát cho con em mình. Ngoài ra cũng không nên biến mình thành một Otaku chỉ biết cắm đầu vào thế giới ảo 2D mà dẫn tới việc xa lạ với thế giới thực bên ngoài như tình trạng của một bộ phận thanh niên Nhật Bản bây giờ: xa cách xã hội, thậm chí tự kỷ và sống trong thế giới ảo rồi xa lánh mọi người. Hãy nhớ rằng, manga/anime là một phương tiện giải trí thú vị và bổ ích và chúng ta nên biết cách học hỏi từ những điểm tốt đẹp của chúng như học tiếng Nhật qua Anime , học hỏi về văn hóa Nhật qua Anime/manga để giúp cho cuộc sống thực của mình vui vẻ và ý nghĩa hơn, bạn nhé!


Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

MANGA VÀ ANIME KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Với rất nhiều bạn trẻ, Manga và anime là cụm từ quá đỗi quen thuộc thậm chí gắn liền với tuổi thơ. Thế nhưng nhiều bạn vẫn chưa phân biệt được Manga và anime khác nhau như thế nào. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai thể loại hình nghệ thuật này hay cùng Hinode tìm hiểu nhé!

Manga hiểu theo nghĩa đơn giản là truyện tranh .Còn Anime là phim hoạt hình được chuyển thể từ Manga, chúng đều có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản. Nếu như Manga thường được in thành tập, thành cuốn hoặc đăng trên những tạp chí thì Anime lại được phát sóng trên truyền hình hay rạp chiếu phim, phát hành trên đĩa DVD.


Mặc dù có thể nói Anime được chuyển thể từ Manga nhưng có đôi khi Anime trở nên độc lập và thêm các thông tin mà không có trong Manga. Khi miêu tả các sự kiện trong Manga, Anime thường bổ sung và tái hiện rõ hơn các cảnh hành động, sự kiện , bối cảnh và lịch sử sao cho chiếu đủ dung lượng trong khoảng thời gian 30 phút mỗi tập. Tuy nhiên, những chi tiết thêm thắt này đều không làm ảnh hưởng lớn tới cốt truyện chính trong Manga.
Nhiều người cho rằng, mặt hình ảnh và chuyển động được thể hiện trong Anime sinh động hơn Manga rất nhiều. Từ âm nhạc, giọng nói, ánh sáng đến màu sắc và thần thái nhân vật đều khiến Anime trở nên sống động, mãn nhãn với cả phần nghe lẫn phần nhìn cho khán giả, nhất là với những cảnh chiến đấu, đánh nhau.

Như đã nói ở trên, đó là không phải tất cả Manga đều được chuyển thể sang Anime, hay không phải bất cứ bộ Anime nào cũng có Manga (Anime còn có thể được dựng từ tiểu thuyết, game, hoặc là tác phẩm Anime gốc).


Tại Nhật Bản, đa phần các tựa Manga đều được xuất bản từng chương một rồi đăng trên các tạp chí, đến khi tập hợp đủ một vài chapter thì mới xuất bản thành các tập (volume) riêng. Nhưng không phải lúc nào Manga cũng được cập nhật đăng tải đều đặn, có một số bộ Manga không phát hành thường xuyên, có thể là do lịch sáng tác không đều đặn của tác giả khiến các fan hâm mộ đứng ngồi không yên.Riêng đối với một số Manga lớn có nhiều fan như Bleach và Naruto thì lại phát hành khá đều đặn.Ngược lại, Anime được phát sóng hàng tuần, khá đều đặn. Mỗi tập phim kéo dài 30 phút(thời gian và ngày giờ phát sóng Anime được quy định khác nhau tùy theo từng Đài truyền hình).

Dựa vào những đặc điểm phân biệt trên, hy vọng đã tháo gỡ phần nào những thắc mắc mà các bạn đang gặp phải về sự khác nhau giữa Manga và Anime nhé!

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

NHỮNG MÓN ĂN NGON ĐẬM VỊ TRUYỀN THỐNG CỦA NHẬT BẢN
Cũng giống như nhiều quốc gia khác,Nhật Bản là một quốc gia có nhiều hương vị truyền thống từ nền văn hóa, đời sống...điều đặc biệt khác các quốc gia khác và cũng là điều thu hút nhiều sự tò mò của người nước ngoài đối với đất nước Mặt Trời Mọc này là Ẩm Thực – đậm vị truyền thống.
Các món ăn mang đậm Vị truyền thống không chỉ kể đến món Sushi- ngon và hấp dẫn, mà còn kể đến các món ăn mang đậm vị truyền thống của từng vùng, khu phố.
Món khai vị đầu tiên phải kể đến món:
 Salad rong biển: Ngâm rong biển khô khoảng 10 phút, vớt ra,để ráo nước,trộn gừng,dấm,nước tương xì dầu và dầu mè, để lạnh 30 phút, rắc vừng lên trước khi thưởng thức



Matcha nama chocolate: Nguyên liệu gồm chocolate trắng,whipping cream,bơ nhạt và bột trà xanh.


Khoai tây bọc phomai chiên Korokke: Đây là món ăn rất được ưa chuộng ở nhật.Bên trong lớp vỏ khoai tây là vàng ngậy là lớp vỏ phomai vàng ròn,ngậy béo.


Kem trà xanh matcha: Vị kem mát lạnh,ngon ngọt, ngậy vị kem sữa,có chút hơi đăng đắng của vị matcha thật ngon và hấp dẫn.


Mochi trà xanh: Là loại bánh làm từ  gạo trộn cùng bột trà xanh Matcha.Ngoài ra có thể kết hợp với các vị khác như khoai môn, dâu tây, đỗ đen,đỗ xanh...

Thịt gà viên tsukune: Là món ăn phổ biến tại tất  các nhà hàng Nhật.Nguyên liệu gồm thịt gà, dầu mè, xốt miso, hành lá.

Thịt gà nướng yakitori: Yakitori là một trong những món ngon của Nhật Bản , được nhiều du khách đến Nhật thích lựa chọn thưởng thức.

Ngoài các món kể trên còn rất nhiều các món ngon đậm vị truyền thống của Nhật.Để tìm hiểu cũng như thử làm các món ăn đó các bạn có thể tham gia các chương trình hội thảo giao lưu Nhật – Việt tại công ty Hinode Network của chúng tôi.

Panda

CẢNH ĐẸP NGOÀI ĐỜI ĐƯỢC TÁI HIỆN TRONG SIÊU PHẨM HOẠT HÌNH YOUR NAME

Your name (Kimi no Na wa/ ) –tác phẩm phim hoạt hình mới nhất của Makoto Shinkai  đã soán ngôi của Spirited Away trở thành bộ phim hoạt hình đứng đầu thu nhập về doanh thu tại các phòng vé. Không chỉ tạo nên cơn sốt mạnh mẽ tại Nhật Bản,hiện tại Kimi no na wa đang là cơn sốt tại Việt Nam trong tháng 1 này.
Không chỉ gây ấn tượng về cốt chuyện lôi cuốn mà bộ phim còn gây tiếng vang bởi kỹ xảo điện ảnh có thể nói là “y như thật”, trong đó những cảnh quay của phim được tái hiện hoàn toàn dựa trên những hình ảnh có thật, bạn sẽ vô tình nhìn thấy chúng nếu có dịp đặt chân đến đất nước Mặt trời mọc.

Your name là câu chuyện kể về 2 thiếu niên.Cô bé Mitsuha sinh ra và lớn lên tại một vùng quê hẻo lánh, cảm thấy không hài lòng với cuộc sống nơi thôn quê buồn tẻ. Còn Taki là cậu học sinh bình thường ở thủ đôTokyo, cuộc sống đều đều trôi qua với bạn bè và việc đi học.
Một ngày kia, hai người họ thức dậy trong thân xác của người còn lại, tiếp đó là bao nhiêu tình huống dở khóc dở cười diễn ra. Rất nhiều những chi tiết kỳ ảo và lãng mạn được đưa ra nhằm giải thích cho sự kiện phi lý này khiến người xem vô cùng thích thú. Phần còn lại của bộ phim kể về quá trình họ tìm ra nhau, dù cả hai chưa từng gặp mặt.Đồng thời giúp hiểu sâu hơn về diễn biến tâm tư tình cảm của tuổi dậy thì.
1. Tòa nhà NTT Docomo Yoyogi (Filming Location)

Mở đầu cho tác phẩm là một cảnh mặt trời mọc buổi bình minh và tòa nhà là một lựa chọn ưng ý nhất của tác giả.

Mở đầu cho tác phẩm là một cảnh mặt trời mọc buổi bình minh và tòa nhà là một lựa chọn ưng ý nhất của tác giả.
Địa chỉ: Minamimotomachi, Shinjuku ward, Tokyo
2. Cầu đi bộ ở ga Shinanomachi


Cây cầu đi bộ nằm gần ga Shinanomachi là nơi Taki gọi điện thoại cho Mitsuha.
Địa chỉ: Minamimotomachi, Shinjuku ward, Tokyo
3. Đền Suga:


Cảnh cuối cùng tại đền Suga khi Mitsuha và Taki vượt qua nhau trên cầu thang.

Địa chỉ: 5-6 Sugacho, Shinjuku ward, Tokyo
4. Ngã tư gần chốt cảnh sát Shinjuku

Địa điểm này được chọn xuất hiện trong những đoạn phim Trailer đầu tiên

Địa chỉ: Nishi-shinjuku, Shinjuku ward, Tokyo
5. Trung tâm nghệ thuật Quốc gia, Tokyo

Khung cảnh này được sử dụng trong đoạn Taki gặp Miki vào một buổi trưa. Miki là một sinh viên đại học ngành thiết kế thời trang.
Địa chỉ: 7-22-2 Roppongi, Minato ward, Tokyo
6. Đảo Aogashima

Aogashima là một hòn đảo núi lửa nằm ở phía nam của Hachijojima. Hòn đảo này là một phần của thị trấn Itomori, quê hương của Mitsuha và nó là nơi quan trọng cho Mitsuha và Taki tin tưởng nhau.

7. Ga Hida-Furukawa


Ga tàu nằm ở Gifu, trong cảnh Taki cùng bạn của anh ấy đến Itomori, nơi Mitsuha sinh sống.
Địa chỉ: 8-22 Kanamori-machi, Furukawa-cho, Hida, Gifu
8. Đền Hida-sannogu Hie:


Đây là nơi Mitsuha thực hiện một điệu nhảy truyền thống của Nhật Bản với em gái nhỏ của mình.
Địa chỉ: 156 Shiroyama, Takayama, Gifu
9. Hồ Suwa- Nagano


Hồ này nằm ở Nagano và được sử dụng làm hồ tượng trưng trong Itomori. Đây là vị trí quan trọng cho Mitsuha và Taki để khám phá sự thật.
Sau khi điểm qua 9 địa điểm trên bạn có nhận ra đâu là thật, đâu là phim không? Sự tài ba của tác giả đã cho ra đời một tác phẩm gần như hoàn hảo. Bộ phim hứa hẹn còn gây bão trên thị trường phim không chỉ trong nước mà còn lấn sân sâu vào thị trường quốc tế.

YOUR NAME- CƠN SỐT PHIM HOẠT HÌNH NHẬT BẢN

Ra rạp tại Nhật Bản ngày26/8, tác phẩm hoạt hình Your Name (tựa gốc: Kimi no Na wa) của đạo diễn Makoto Shinkai lập tức gây ra cơn sốt lớn tại quê hương với hơn 10 triệu lượt vé và đang tràn trề hy vọng xác lập thêm những kỷ lục phòng vé mới.
Tốc độ tăng doanh thu của Your Name tại Nhật Bản hiện chưa có dấu hiệu dừng lại và được kỳ vọng sẽ lọt vào top 10 bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại tại xứ sở hoa anh đào, đồng thời tiếp tục xô đổ nhiều kỷ lục phòng vé trong thời gian tới.



Câu chuyện hoán đổi thân xác hài hước
Your Name mở đầu bằng câu chuyện hoán đổi thân xác đầy bất ngờ giữa hai cô cậu thiếu niên: Mitsuha - một nữ sinh trung học vùng nông thôn, và Taki - một nam sinh trung học sống ở thủ đô Tokyo.
Ban đầu, họ tưởng đó chỉ là một giấc mơ kỳ quái. Nhưng một ngày, Mitsuha phát hiện ra mình thực sự đã trở thành Taki, được nếm trải cuộc sống nhộn nhịp ở thủ đô Tokyo, phần nào đó giúp chàng trai bày tỏ tình cảm với một người đồng nghiệp ở quán ăn nơi Taki làm thêm.


Ngược lại, Taki tỉnh giấc trong cơ thể Mitsuha,trải nghiệm cuộc sống thanh bình mang đậm nét văn hóa dân gian ở vùng thôn quê dân dã, thậm chí còn học cả cách thêu thùa với bà của cô gái xa lạ.
Sự kiện đẩy hai nhân vật vào hàng loạt những tình huống dở khóc, dở cười khiến người xem vô cùng thích thú. Song, chuyện phim Your Name đẩy lên cao trào khi một sao chổi lớn chuẩn bị bay ngang qua Trái đất, đúng lúc Mitsuha và Taki nhận ra tình cảm mà mình dành cho nhau.
Ý tưởng dựa trên một câu chuyện cổ tích Nhật Bản
Trả lời phỏng vấn báo chí Nhật Bản, đạo diễn Makoto Shinkai đã thừa nhận ý tưởng để ông thực hiện Your Name dựa trên một câu chuyện cổ tích hồi thế kỷ XII của xứ sở Phù Tang mang tên Torikaebaya Monogatari (tạm dịch: Đứa trẻ thay thế).
Tác phẩm khuyết danh lấy bối cảnh triều đình Nhật Bản, nhân vật chính là hai người có cùng huyết thống, nhưng bé trai lại được nuôi dạy như một bé gái và ngược lại. Câu chuyện mang nhiều thông điệp ý nghĩa về vấn đề tình dục và giới tính trong xã hội xưa.
Trên thực tế, chủ đề hoán đổi thân xác rất hay được điện ảnh Nhật Bản khai thác và Your Name thêm một lần nữa khẳng định đề tài ấy không bao giờ cũ đối với người dân xứ sở này.
Chủ đề tuổi dậy thì
Với câu chuyện hoán đổi thân xác giữa Mitsuha và Taki, bộ phim Your Name còn muốn đề cập đến diễn biến thay đổi phức tạp của người trẻ trong độ tuổi dậy thì và những khó khăn để có thể khẳng định bản thân ở thời khắc nhạy cảm ấy.
Gợi nhắc đến thảm họa ngoài đời thực
Your Name còn khiến khán giả Nhật Bản liên tưởng tới trận động đất kinh hoàng cướp đi sinh mạng của 16.000 người hồi năm 2011. Đó là sự kiện kinh hoàng đã thay đổi toàn bộ người dân nơi đây, trong đó có đạo diễn Makoto Shinkai.



Xuyên suốt bộ phim, câu chuyện lãng mạn giữa Mitsuha và Taki luôn bị phủ bóng bởi một thảm họa tự nhiên đang chực ập xuống. Nhà làm phim cho rằng tình tiết là cách để ông nhắc nhở khán giả rằng tai ương có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Nhiều bối cảnh hoàn toàn có thật
Giống như một đặc thù trong các bộ phim trước đây của Makoto Shinkai, Your Name nhận nhiều lời khen ngợi về mặt hình ảnh. Đặc biệt, hàng loạt bối cảnh trong phim đều được vẽ dựa trên những địa điểm có thật.
Không ít khán giả sau khi theo dõi Your Name đã đến những nơi ở tỉnh Nagano, Gifu và thành phố Tokyo xuất hiện trong phim, chụp lại ảnh và giúp tác phẩm “giữ nhiệt” trên mạng xã hội trong suốt thời gian qua.


Chiếc cầu thang ở đền Suga tại Tokyo là bối cảnh quan trọng của Your Name và nay trở thành địa điểm chụp ảnh ưa thích của giới trẻ Nhật Bản.

MANGA CỦA NHẬT BẢN ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Manga là một từ trong tiếng Nhật để nói về các loại truyện tranh Đây là từ đặc biệt để nói lên truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản, Manga đã được đông đảo bạn trẻ trên khắp thế giới đón nhận các bạn trẻ Việt Nam cũng nằm trong số đó
 Nói về Định nghĩa
Manga trong tiếng Nhật có 3 cách viết:  まんが, マンガ,漫画 ,Manga được xem là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Manga phát triển nhanh chóng sau thế chiến thứ 2. Với người dân Nhật Bản Manga được xem là món ăn tinh thần hằng ngày,ở nhật bản ta có thể nhìn thấy mọi người đọc manga ở mọi nơi.thấy nhiều các bạn du học sinh vừa trên tàu vừa đọc truyện  đọc Manga lúc rảnh rỗi, khi đi tàu điện ngầm, đọc manga trong lúc chờ xe,…
Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử manga hình thành từ rất sớm. Ở Nhật, mọi người đã sớm có hứng thú với một loại hình nghệ thuật tranh ảnh .Manga thời kì này vẫn đơn giản là những câu truyện tranh ngắn. Tuy nhiên, giá trị về việc giải trí của nó là điều không thể phủ nhận. Không chỉ thế, manga còn nắm vị trí quan trọng trong suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản.
                                                manga-one-pice 1

Manga phát triển khắp thế giới
Nhiều tác giả như Rumiko Takahashi, đã góp phần trong việc truyền bá Manga ra toàn thế giới, thu hút đông đảo lượng hâm mộ
Manga được phiên dịch ra thành nhiều tiếng khác nhau như tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng việt…người Nhật đọc từ phải qua trái, chính vì vậy manga được xuất bản theo cách này ở Nhật. Tuy nhiên khi xuất bản sang các nước khác, hình ảnh sẽ được lật ngược lại,Tuy vậy, nhiều tác giả không muốn những tác phẩm của mình bị sửa đổi theo cách trên nên đề nghị vẫn giữ nguyên hình thức nguyên gốc là tác phẩm  đọc từ phải sang trái trong phiên bản khi xuất bản ra nước ngoài. Nhưng vì nhu cầu của fan quá lớn cũng như quyền lợi của tác giả, nhà xuất bản phải đề nghị sự lựa chọn hình thức in từ phải qua trái
                                               manga-one-pice 2

COSPLAY-NÉT VĂN HÓA ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI NHẬT

Cosplay là một nét văn hóa độc đáo của Nhật Bản.Theo đó,người tham gia Cosplay sẽ phỏng lại, hóa thân thành một nhân vật giả tưởng trong các anime (hoạt hình), manga (truyện tranh) hoặc trò chơi điện tử,gọi là Cosplayer.
Làn sóng Cosplay hiện đang được các bạn trẻ Việt Nam cũng như các bạn trẻ trên thế giới yêu thích. Hãy cùng Hinode tìm hiểu thông tin về loại hình văn hóa này nhé!


 Cosplay mô phỏng theo nhân vật yêu thích
 1/Giới thiệu
Cosplay là từ viết tắt của "costume" (trang phục) và "roleplay" (nhập vai), cụm từ viết tắt tiếng Anh do người Nhật sáng tạo ra,ở Nhật được phát âm là kosupure.Người hâm mộ các nhân vật trong manga, anime, tokusatsu, tiểu thuyết đồ họa, phim giả tưởng, trong game hay thần tượng âm nhạc của họ. Những người này được gọi là cosplayers (còn được gọi tắt là reya). Họ lập thành các nhóm/câu lạc bộ để luyện tập và diễn cùng nhau. Bên cạnh đó, họ còn tham gia vào các sự kiện, lễ hội liên quan đến các tác phẩm nghệ thuật có nhân vật giả tưởng được yêu thích, hoặc thậm chí tổ chức sự kiện riêng để biểu diễn.
2/Lịch sử
 Ở Hoa Kỳ,vào cuối thập niên 1960, trong các lễ hội hư cấu khoa học, đã xuất hiện tiết mục biểu diễn của những người ăn mặc đóng giả các nhân vật trong các tác phẩm hư cấu, gọi là masquerade. Các lễ hội hư cấu khoa học từ Hoa Kỳ đã lan sang nhiều nước khác, trong đó có Nhật Bản. Trong các lễ hội hư cấu khoa học đầu tiên tổ chức ở Nhật Bản cũng đã có tiết mục biểu diễn trang phục. Đặc biệt,tại lễ hội lần thứ 17 ở Nhật Bản.Cosplay ở Nhật Bản khởi nguồn như vậy. Từ đó đến nay, trong các lễ hội hư cấu khoa học ở Nhật Bản đều có tiết mục thi diễn Cosplay.


Cosplay xuất hiện trong lễ hội hư cấu khoa học
 3/Đặc điểm
Từ năm 1998, tại Akihabara, Tokyo, xuất hiện xu hướng quán cafe Cosplay mọc lên dành riêng cho các fan của Cosplay. Nhân viên của các quán này, buộc phải diện các bộ trang phục của các nhân vật game, và hoạt hình, truyện giả tưởng.
Trang phục của Cosplay khác với các trang phục của Halloween. Mỗi trang phục Cosplay là một câu chuyện, một nhân vật nổi tiếng có tính cách, đặc điểm riêng biệt.
Trang phục Cosplay được thiết kế theo đúng tính cách đó,  Cosplayer được trang điểm cẩn thận, kỹ lưỡng, thể hiện khuôn mặt, mũi, miệng, tóc của nhân vật được Cos.
Các hành động, style, đi đứng, cũng là một đặc điểm đáng chú ý cho người Cos, thậm chí, cả lời nói, tính cách, lẫn cách xử sự phải được trau chuốt cẩn thận, tinh vi. Trước cuộc trình diễn những nhóm Cosplay, thường phải chuẩn bị những tình huống kịch bản như trong, anime, manga và càng thể hiện tính cách xuất sắc, càng thể hiện được trình độ chuyên nghiệp của nhóm mình.
4/ Ở Việt Nam
Cosplayer tại lễ hội Oshougatsu tổ chức tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
 Ở Việt Nam, Cosplay đã du nhập, tạo thành một xu hướng thu hút các bạn trẻ và nhiều lễ hội cosplay được tổ chức không chính thức cho đến khi lễ hội Cosplay do nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức đã làm cho các Cosplayer và các fan vô cùng vui mừng. Tuy nhiên cái gì cũng nên có mức độ nhất định, các teen Việt hãy tự biết lựa chọn cho mình những hình thức giải trí lành mạnh, tránh chạy đua một cách a dua và hình thức lố bịch, quái đản làm ảnh hưởng tới sự học tập và cuộc sống của chính mình.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

MANGA / ANIME - ĐIỂM NHẤN VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN

Manga (truyện tranh) và Anime (phim hoạt hình) là một ngành công nghiệp mang về cho nước Nhật doanh thu lớn hằng năm và là một bộ môn nghệ thuật trong nền văn hóaNhật Bản đương đại.



Anime và Manga có 1 lượng fan hâm mộ đông đảo trên toàn thế giới và họ được gọi chung là Otaku. Các hoạt động dành cho Otaku rất đa dạng, nổi bật nhất là 3 sự kiện lớn: Otakon ,  Anime Expo,Comiket.
Manga/anime đã mang hình ảnh của nước Nhật đi khắp thế giới qua Songoku, Doraemon, Pokemon hay gần đây hơn là Luffy và Naruto.
 Ở Nhật, bạn có thể bắt gặp phong cách vẽ 2D-3D của manga/anime ở khắp nơi: từ những tờ rơi giới thiệu đến những banner, poter treo trên tàu điện hay video quảng cáo trên truyền hình; manga cũng được đặt tại ghế chờ của các phòng khám hay tiệm cắt tóc, hay các điểm chờ trong nhà ga, cửa hàng, trường học…
Một trong những điểm đặc sắc của manga/anime là khối lượng kiến thức đa dạng và phong phú. Phần nội dung của manga/anime được đánh giá còn quan trọng hơn cả phần hình ảnh nên các họa sĩ phải đọc rất nhiều tư liệu để có thể xây dựng những cốt truyện hợp lý và hấp dẫn. Mỗi bộ manga thường gắn với một chủ đề hoặc một nghề nghiệp cụ thể nên bạn đọc có thể thu thập được nhiều kiến thức chuyên môn từ manga/anime mộ cách dễ hiểu và sinh động hơn nhiều cách nghe giảng thụ động ở trường học.
Ví dụ các truyện tranh trinh thám như Conan hay Doraemon cung cấp rất nhiều kiến thức về khoa học và hình sự.
Người Nhật cũng dùng manga/anime để giúp thế hệ trẻ có thêm tình yêu với lịch sử và văn hóa Nhật Bản, giúp cho thanh niên Nhật Bản quan tâm hơn đến những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước qua những câu chuyện dã sử sinh động và hấp dẫn.
Manga/Anime – kết nối toàn cầu
Có rất nhiều bộ truyện tranh và phim hoạt hình mang đến những thông điệp sâu sắc qua những cách thể hiện tự nhiên gần gũi mà không hề giáo điều hay cứng nhắc như những bài giảng đạo đức thông thường. Những bài học ấy sẽ giúp giới trẻ hoàn thiện nhân cách và trở thành những người có ích và biết hi sinh vì người khác.
Manga /Anime ươm mầm ước mơ



Truyện tranh và phim hoạt hình mang lại những hình ảnh mà cuộc sống thực tế không có,nhưng nó khiến cho trí tưởng tượng của người đọc bay bổng, tăng thêm sức sáng tạo cả về tư duy hình tượng lẫn tư duy khoa học. Những nét văn hóa, lịch sử…đặc sắc của chính đất nước Nhật Bản đang ươm mầm ước mơ cho nhiều bạn trẻ, ước mơ du học Nhật Bản.

MANGA ANIME NHẬT BẢN – NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NHẬT

Manga là cụm từ trong tiếng Nhật chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Đây cũng là một trong những cụm từ được tìm kiếm rất nhiều, chiếm lĩnh thị trường toàn cầu với số lượng lớn. Tại Việt Nam, manga cũng đã được đa phần giới trẻ đón nhận "cuồng nhiệt".
1. Manga

Manga anime là loại hình nghệ thuật đặc sắc của Nhật, có sức ảnh hưởng lớn đến các bạn trẻ toàn cầu và mức “ảnh hưởng” của nó sẽ không ngừng tăng.
Manga (漫画(まんが)) là tên gọi của tất cả các truyện tranh của Nhật Bản. Chúng thường được vẽ và xuất bản dưới dạng đen trắng thay vì in màu như ở nhiều quốc gia khác.
Khác với các quốc gia khác các thành phố ở Nhật đều có những cửa hàng sách phục vụ riêng cho manga, những cửa hàng như này rất rộng và phổ biến ở Nhật.Thậm chí có những cửa hàng còn trưng bày truyện tranh cho độc giả đọc free.
Những manga nổi tiếng của Nhật Bản dành cho thiếu nhi: Doraemon, Dragon Ball, One Piece, Narutop, AstroBoy, … Các truyện này có cấu trúc nội dung khác nhau, nhưng đều thường mang tính chất nhẹ nhàng, kích thích trí tưởng tưởng và giáo dục nhân cách cho trẻ em.
Ngoài manga dành cho trẻ em còn có manga dành cho người lớn, và nhiều lứa tuổi khác nhau.Không chỉ manga bằng tiếng Nhật mà hiện có nhiều manga được sản xuất bằng nhiều các thứ tiếng khác như tiếng Anh,Hàn, Trung…để kích thích tính học tập của độc giả.
2. Anime


Anime ( アニメ) hiểu một cách đơn giản là nghệ thuật hoạt hình của Nhật Bản, đã bắt đầu phát triển từ đầu thế kỉ 20 và hiện nay đã gây ảnh hưởng rất lớn trên thế giới đặc biệt qua các game.
Một lượng lớn anime được dựng lại từ manga như doraemon, conan,nija,Pokémon…khi những được xây dựng lại thì chúng nhanh chóng chiếm được số đông lượng khán giả không chỉ ở Nhật mà cả Thế giới.
Điểm khác biệt của anime so với manga, tất nhiên là màu sắc, âm thanh, và hình ảnh chuyển động chứ không cố định. Tuy nhiên, điểm thường được coi là đặc biệt nhất ở các anime là âm nhạc (các theme song). Các anime được đầu tư của Nhật Bản đều có sự tham gia của các ca sĩ và nhạc công J-pop và J-rock. Có thể nói sự tham gia của âm nhạc này khiến cho nhiều anime được chú ý tới nỗi đôi khi trên nhiều diễn đàn và bài báo người ta thường đặt câu hỏi và tranh luận về việc có phải các bản nhạc thậm chí làm lu mờ nội dung chính của anime. Tất nhiên, ngược lại thì anime cũng là một trong những tác nhân lớn khiến âm nhạc hiện đại của NhậtBản trở nên quen thuộc và thậm chí nổi tiếng trên thế giới.