Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

BẠN CÓ BIẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA ANIME?

Khi nhắc về những kí ức tuổi thơ, chắc chắn chúng ta có thể tha hồ liệt kê ra những kỉ  niệm đẹp, những thứ gắn bó với tuổi con nít của mình. Cũng có những thứ đi cùng với chúng ta đến lúc trưởng thành. Có lẽ, một trong những thứ gắn bó đó chính là “Anime”. Hồi còn suốt ngày mong chờ từng tập truyện tranh “Doremon”, “Thám tử lừng danh Conan”, những tập phim hoạt hình “ 5 anh em siêu nhân” hay “Astro Boy”? Tất cả đều là niềm đam mê và yêu thích với Amine Nhật Bản. Nhưng chúng ta đã thực sự hiểu rõ về từ “Anime” chưa? Hôm nay Hinode du học sẽ cùng các bạn tìm hiểu lại thực sự “Anime” là gì nhé!
Đa số mọi người đều cho rằng từ “Anime” trong tiếng Nhật là phim hoạt hình. Vậy có đúng “Anime” chỉ mang nghĩa là phim hoạt hình?
“Anime” trong tiếng Nhật được viết là “アニメ” , chính là từ viết tắt của từ “Animation” trong tiếng Anh. Dù vậy, không có nghĩa “Anime” mang nghĩa "phim hoạt hình", bởi nghĩa của từ này phải được dựa theo cách người ta sử dụng nó.
Trong văn hóa Nhật Bản, việc mượn tiếng nước ngoài rồi rút gọn nó đi không phải là hiếm. Ngay cả từ "anime" cũng vậy, đó cũng không phải là một từ lâu đời cho lắm.



Từ đầu, chỉ có những người làm trong ngành sản xuất phim hoạt hình mới sử dụng từ “animation”, còn người bình thường không trong chuyên ngành, họ sử dụng từ “manga eiga” hay “manga movie”... để làm tên gọi cho hình ảnh vẽ như manga nhưng chuyển động được. Tuy nhiên, những từ này vẫn chưa được phổ biến, chúng không gọn và cũng không mang ý nghĩa như khán giả mong muốn.
Đến năm 1970 thì từ “Anime” mới bắt đầu được sử dụng tại Nhật Bản và cũng là thời điểm trào lưu Otaku bắt đầu phát triển và phổ biến như bây giờ. Tới khoảng năm 1980 thì từ “anime” đã được sử dụng một cách rộng rãi để nói về… “anime”.



Tại sao lại nói là nó dùng để chỉ “anime”? Vì thực tế lúc đó vẫn chưa có ai đưa ra được định nghĩa chính xác “anime” là gì. Cũng không có ai coi “anime” nghĩa là phim hoạt hình. Đơn giản vì  “anime” đã được sử dụng và phát sóng trong các phim hoạt hình đời đầu như “Astro Boy”. Các hình tượng nhân vật trong “anime” đều sở hữu đôi mắt to, tròn, long lanh. Kể từ đó, Anime đã được phổ biến và dùng để gọi những tựa phim hoạt hình đặc trưng của Nhật với nhân vật có đôi mắt to tròn, long lanh.
Đến bây giờ, khi nhắc đến “anime”, người ta cũng ngay lập tức nghĩ đến hình ảnh những nhân vật có đôi mắt to và ướt át. Đôi mắt to như vậy đã trở thành trào lưu, cũng như chuẩn mực của các anime ngày nay.



Ngoài ra, còn có một lý do khác cho việc sử dụng từ “anime” thay cho “manga eiga” hay “manga movie”… là để tạo sự khác biệt cho các bộ phim hoạt hình của Nhật Bản. “Anime” chính là một công cụ quảng bá văn hóa Nhật Bản tới cộng đồng quốc tế hiệu quả nhất. Hơn vậy, tại nhiều quốc gia, “anime” được giới trẻ vô cùng yêu thích và trở thành một văn hóa không thể thiếu. Chính vì vậy, ngành công nghiệp phim hoạt hình tại Nhật đã cố gắng sử dụng và phổ biến từ Anime một cách rộng rãi nhất có thể để mang về nguồn lợi lâu dài về thương hiệu.
Có thể coi rằng tuy từ “anime” không thực chất để chỉ phim hoạt hình Nhật Bản, nhưng nó cũng là một “thương hiệu riêng” mà các nhà sản xuất phim hoạt hình Nhật Bản đã khôn khéo tạo ra. Những thành công của “anime” luôn luôn được mọi người đón nhận và không bao giờ bị chối bỏ, hay hết thời. Tuổi thơ nối tiếp tuổi thơ, “anime” vẫn luôn là nơi để chúng ta nuôi dưỡng tâm hồn vừa phong phú, vừa giàu cảm xúc mà lại đẹp đẽ đến vô cùng.


Hãy chia sẻ với Hinode suy nghĩ của bạn về Anime nhé!  

1 nhận xét: